Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2010

Luyện dịch bài phát biểu

Luyện dịch bài phát biểu

1. Phát biểu của Tiến sỹ Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam

Ngày: 08 tháng 10 năm 2008
Sự kiện: Lễ kỷ niệm ngày giảm nhẹ Thiên tai Thế giới - Chiến dịch Bệnh viện An toàn trước Thiên tai 2008-2009
Phát biểu: Tiến sỹ Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam

Kính thưa

Các vị khách quý cùng toàn thể quý vị,

Với cương vị là Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, tôi vô cùng vinh hạnh đuợc phát biểu thay mặt cho các Cơ quan Liên Hợp Quốc tại buổi lễ quan trọng kỷ niệm Ngày Quốc tế Giảm nhẹ Thiên tai, với chủ đề năm nay là "Bệnh viện An toàn trước Thiên tai".

Trong các tuần vừa qua, các tỉnh miền bắc và miền trung Việt Nam liên tiếp phải hứng chịu các đợt giông bão, gió xoáy, lụt lội và lũ quét dữ dội.

Các trận thiên tai này đã gây ra nhiều thương vong và thiệt hại trên diện rộng đối với các cơ sở hạ tầng thiết yếu – trong đó có các trung tâm y tế.

Chỉ tháng trước hơn 130 người đã thiệt mạng khi Bão KAMMURI quét qua 9 tỉnh phía bắc. Hàng trăm người khác nằm trong tình trạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Hàng chục cơ sở y tế bị phá sập, hư hại hoặc ngập lụt. Các báo cáo từ các đội đánh giá nhanh cho thấy thiệt hại đối với các cơ sở y tế này có thể phòng tránh hoặc giảm thiểu được tác động nếu thực hiện tốt các kế hoạch chuẩn bị và phòng chống.

Xem xét những vụ thiên tai này và với các hiện tượng thời tiết cực đoan được dự đoán sẽ đi theo chiều hướng xấu hơn khi chịu tác động của biến đổi khí hậu, chúng ta thấy sự cần thiết của việc giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Việt Nam biết rõ rằng một hệ thống y tế công cộng dễ bị tác động nhất khi thiên tai xảy ra.

Tất cả các bạn cũng biết rằng bệnh viện đắt tiền nhất là bệnh viện chịu thiệt hại.

Bất cứ quốc gia nào cũng dành một phần rất lớn đầu tư cho các bệnh viện và các cơ sở y tế. Việc bệnh viện và cơ sở y tế bị phá hủy bởi thiên tai sẽ gây ra những gánh nặng y tế và kinh tế to lớn.

Thiên tai là một vấn đề y tế và cũng là một vấn đề xã hội: Không chỉ các cơ sở điều trị chịu ảnh hưởng của thiên tai, thiệt hại tại các cơ sở y tế và hệ thống y tế sẽ tác động lâu dài tới sự phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên bảo vệ các cơ sở y tế thiết yếu trước thiên tai là có thể và đem lại hiệu quả về kinh tế.

Cần đảm bảo rằng việc giảm bớt nguy cơ phải được tính đến từ khâu thiết kế và xây dựng các cơ sở y tế mới và giảm khả năng chịu tác động đối với các cơ sở y tế hiện có thông qua việc lựa chọn và gia cố các cơ sở thiết yếu sẽ ít tốn kém hơn chúng ta tưởng.

Liên Hợp Quốc đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm từ các vụ thảm họa lớn trên khắp thế giới – gồm có sóng thần tại Châu Á năm 2004, động đất tại Pakistan năm 2005, bão Katrina tại Mỹ và gần đây nhất là bão Nagis tại Myanma và động đất tại Trung Quốc.

Các vụ thảm họa quy mô lớn gần đây cho thấy việc các bệnh viện và các cơ sở y tế bị sụp đổ và không hoạt động đã dẫn đến một làn sóng thảm họa thứ hai, nguyên nhân là do không đáp ứng được các nhu cầu về y tế của người dân chịu ảnh hưởng.

Điều này không chỉ đe dọa mạng sống và sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của toàn thể cộng đồng.

Chúng ta biết rằng Việt Nam có một lịch sử lâu dài rất đáng tự hào về hoạt động ứng phó nhanh trước thảm họa, với khả năng huy động các nguồn lực nhằm giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bệnh viện, cơ sở y tế và đặc biệt là các trung tâm y tế tại tuyến xã chịu cảnh ngập lụt, hư hại hoặc bị phá huỷ hàng năm.

Sự tàn phá này tạo ra những thách thức to lớn đối với việc duy trì các hoạt động chăm sóc sức khỏe.

Thiệt hại tại bệnh viện và các cơ sở y tế có thể phòng tránh hoặc giảm thiểu. Ví dụ như chọn một khu đất cao để xây mới hoặc xây dựng lại một cơ sở y tế là một biện pháp đơn giản và hiệu quả để bảo vệ cơ sở y tế đó khỏi bị ngập lụt.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến các bệnh viện không an toàn không phải là do thiếu kinh phí. Chi phí cho việc xây dựng một bệnh viện an toàn chỉ là một phần bổ sung nhỏ vào kinh phí ban đầu. Các thiết kế xây dựng hợp lý, các chính sách an toàn và nhận thức của công chúng về vấn đề này là những nhân tố then chốt để có được các bệnh viện an toàn trước thảm họa.

Hiện tại Việt Nam không có các chính sách, tiêu chuẩn hoặc các chương trình cụ thể để xây dựng các bệnh viện và cơ sở y tế đứng vững trước thiên tai.

Tuy nhiên các hoạt động đang được tiến hành – bao gồm việc phát triển một chiến lược quốc gia, đào tạo nhân viên chăm sóc y tế, tăng cường nguồn lực, tăng cường việc quản lý các trường hợp y tế khẩn cấp và thiết lập cơ chế điều phối hiệu quả hơn tại Việt Nam. Thông qua cam kết chính trị vững chắc, Chính phủ Việt Nam có thể giảm bớt nguy cơ và làm cho các bệnh viện và các cơ sở y tế trở nên an toàn trước thiên tai bằng cách giảm khả năng chịu tác động của các cơ sở này trước các hiểm họa thiên nhiên.

Quan hệ hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam từ trước tới nay đã giúp cải thiện chính sách và pháp luật, tăng cường công tác giám sát đánh giá và xây dựng năng lực tại cấp địa phương để ứng phó tốt hơn trước thiên tai. Chúng ta đã cùng nhau hỗ trợ các cơ quan Chính phủ tại tất cả các cấp để lồng ghép tốt hơn công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó và giảm bớt nguy cơ thiên tai vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia, các chiến lược và chương trình và giúp xây dựng năng lực nòng cốt tại các cơ quan điều phối chủ chốt.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, thay mặt cho tất cả các đồng nghiệp của tôi tại Việt Nam, tôi xin bày tỏ lời chia buồn chân thành nhất tới tất cả những gia đình chịu ảnh hưởng bởi các đợt bão gần đây. Điều này càng nhắc nhở chúng ta rằng giảm bớt nguy cơ thiên tai cần được duy trì như một ưu tiên hàng đầu trong tương lai tại Việt Nam.

Chúng tôi muốn thuyết phục tất cả các cơ quan liên quan – Chính phủ, các tổ chức xã hội và lĩnh vực tư nhân, các tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức quốc tế khác

đóng góp nỗ lực của mình trong việc giảm bớt thiên tai và thực hiện các biện pháp cụ thể để giảm nhẹ khả năng chịu tác động.

Nhân Ngày Giảm nhẹ Thiên tai Thế giới này, động lực dẫn tới thành công rất lớn –điều này đơn giản có nghĩa là nhiều người sẽ được cứu sống.

Cảm ơn sự chú ý của tất cả các bạn.


Bài dịch
________________________________________
Speech by Dr Jean-Marc Olivé, WHO Representative in Viet Nam, on World Disaster Reduction Day

Date: Wednesday, October 8, 2008
Event: Ceremony for World Disaster Reduction Day, Campaign for 2008-2009 to Make Hospitals Safe from Disasters, Ha Noi, Viet Nam
Speaker: Dr Jean-Marc Olivé, WHO Representative in Viet Nam

Distinguished Guests,Ladies and Gentlemen,
As the WHO Representative in Vietnam, it is very much my honor to speak on behalf of the United Nations at this important event to commemorate the International Day for Disaster Reduction, with this year’s theme, “Hospitals Safe from Disasters”.

For weeks now violent storms, typhoons, storm surges and flash floods have been lashing the central and northern provinces of Viet Nam.

These natural disasters have caused several deaths and widespread damage to crucial infrastructure – including health centres.

Just last month more than 130 people died when Typhoon KAMMURI swept across 9 northern provinces. Hundreds were left in need of urgent medical treatment.

Dozens of health facilities collapsed, were severely damaged or flooded. Reports from the joint assessment teams sent to the region showed that the damage to these health facilities could have been prevented or minimized if preparedness and prevention plans were in place.

Considering these disasters and with current weather extremes predicted to worsen with climate change impact, the need to engage fully in disaster risk reduction has never been more pressing.


This country knows only too well that a public health system is most vulnerable when natural disasters strike.

You also all know that the most expensive hospital is the one that fails.

Hospitals and health facilities represent an enormous investment for any country. Their destruction from a natural disaster imposes major health and economic burdens.

Disasters are a health and a social issue: Not only is health treatment critical in the aftermath of a disaster, damage to health facilities and systems affects development long into the future.

But protecting critical health facilities from disasters is possible and cost effective.

Ensuring that risk reduction is included in the design and construction of all new health facilities and reducing vulnerability to existing health facilities, through selecting and retrofitting critical facilities, costs less than you might expect.

Worldwide the UN has learned many lessons from major disasters - including the Asian Tsunami in 2004, the Pakistan earthquake in 2005, Hurricane Katrina in the USA and more recently Typhoon Nagis in Burma and the earthquake in China.

These recent, large-scale disasters show that the collapse and dysfunction of hospitals and health facilities lead to a second wave of disaster, because the health needs of the most affected population cannot be met.

This threatens not only human life and health but also the long-term development of the entire community.


We know that Vietnam has a long and proud history of reacting quickly to disasters, with a strong ability to mobilize resources to help those most in need.

However, there are still many hospitals, health facilities and especially health centres at the community level that are being flooded, damaged or destroyed every year.

Their destruction creates major challenges to the continuum of health care activities.

Damage to hospitals and health facilities can be prevented or minimized. Simple measure such as selecting an elevated area to build or relocate a health facility is an effective and simple measure to protect health facility from floods.

The principal cause of unsafe hospitals is not as lack of budget. The cost for building a safe hospital is a minimal addition to the original budget. Appropriate building designs, safety policies and public awareness on this issue are key factors to achieve hospitals that are safe from disasters.


Currently Vietnam has no policies, standards or specific programmes for making hospitals and health facilities resilient to disasters.

However is action underway – including the development of a national strategy, training healthcare staff, improved resources, improved health emergency management and the creation of more effective coordination mechanisms in Viet Nam. Through strong political commitment the Government of Viet Nam can reduce risk in hospitals and health facilities and make them safe from disasters by reducing their vulnerability to natural hazards.

In the past cooperation between the UN and Government of Viet Nam has resulted in improved policies & laws, better monitoring & evaluation and building capacity at local level to better respond to natural disasters. We have worked to support Government agencies at all levels to better integrate disaster risk reduction and preparedness in the national socio-economic development plans, strategies and programmes and helped build core capacity of key coordinating bodies.


Last but not least, on behalf of all my colleagues here in Viet Nam, I would like to express our sincerest condolences to all those families affected by recent Typhoons. This is a strong reminder that disaster risk reduction must remain a top priority for the future of this country.


We urge all concerned – Government, Civil Society and the Private Sector, international financial institutions and other international organisations to invest
their efforts in disaster reduction and to implement concrete measures to reduce vulnerability.

On this occasion of World Disaster Risk Reduction day our motivation for success is great – simply it means more lives will be saved.

Thank you all for your kind attention.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét