Học tiếng anh theo sự việc
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011
Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010
Thứ Hai, 5 tháng 7, 2010
Nghệ thuật viết tiểu luận tiếng Anh
Viết tiểu luận tiếng Anh là một kỹ năng khá quan trọng để bạn hoàn thiện kỹ năng tổng hợp của mình. Ở trong bài tiểu luận bạn sẽ trình bày ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, trong thơ văn hoặc một vấn đề mà bạn quan tâm. Nhưng làm thế nào để viết một bài tiểu luận thật lôi cuốn và hấp dẫn?
Một bài tiểu luận thường gồm có ba phần: phần mở bài, thân bài và kết bài. Trong một bài tiểu luận bạn phải có ít nhất năm đoạn văn, một đoạn cho phần mở, một đoạn cho phần kết và phần thân bài gồm có ba đoạn. Theo trình tự logic thì bao giờ phần mở bài cũng là giới thiệu chủ đề mà bạn muốn nói tới, tiếp theo là các ý chứng minh, bổ sung cho ý kiến mà bạn nêu ra ở phần mở bài và cuối cùng là tổng kết lại những gì mình đã nói ở phần kết bài. Tiểu luận đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, trong các nghiên cứu khoa học cũng như trong trường học. Làm tiểu luận cũng là một cách để rèn luyện tư duy phê phán . Vì vậy, tiểu luận cũng có những luật lệ cơ bản của nó và để có một bài tiểu luận hay thì ít nhất bài tiểu luận đó phải đạt những yêu cầu sau:
I. Phần mở bài
Đây là đoạn văn đầu tiên trong bài tiểu luận của bạn và nó phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chí sau đây:
Thứ nhất là phải hấp dẫn người đọc: Bài tiểu luận của bạn sẽ thu hút được người đọc hơn nếu nó được bắt đầu bằng một câu nói thu hút được sự chú ý và quan tâm của người đọc. Tránh bắt đầu một bài tiểu luận bằng những câu văn nhàm chán đại loại như:
· In this essay I will explain why Rosa Parks was an important figure. (Trong bài tiểu luận này tôi sẽ giải thích tại sao Rosa Parks lại quan trọng như thế).
Mà hãy thay nó bằng những câu kiểu như thế này:
· A Michigan museum recently paid $492.000 for an old, dilapidated bus from Montgomery, Alabama. (Gần đây viện bảo tàng Michigan đã mua một chiếc xe buýt cũ từ Montgomery, Alabama với giá kỷ lục $492,000).
Rõ ràng là khi đọc câu thứ hai người đọc sẽ phải băn khoăn rằng tại sao một chiếc xe buýt cũ kỹ mà lại có cái giá cao ngất ngưởng như thế. Và thế là vì tò mò, họ sẽ đọc tiếp bài tiểu luận của bạn để tìm câu trả lời.
Thứ hai là bạn phải giới thiệu được chủ đề mà mình muốn nói. Câu tiếp theo trong phẩn mở bài bạn nên giải thích cho câu thứ nhất và chuẩn bị cho câu chủ đề của bài tiểu luận. Ví dụ như:
· The old yellow bus was reported to be the very one that sparked the civil rights movement, when a young woman named Rosa Parks…(Chiếc xe buýt màu vàng nói trên là vật đánh dấu bước tiến quan trọng trong quyền dân sự khi mà người phụ nữ trẻ mang tên Rosa Parks…)
Tiếp theo là bạn phải thể hiện ý kiến của bạn trong câu chủ đề. Trong câu chủ đề, bạn nên thể hiện rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình. Ví dụ:
In refusing to surrender her seat to a white man, Rosa Parks inspired a courageous freedom movement that lives on, even today. (Từ chối sự thoả hiệp với người da trắng, Rosa Parks đã tạo một bước tiến lớn trên con đường đến với tự do tồn tại đến tận ngày nay).
II. Phần thân bài
Phần thân bài của một bài tiểu luận phải gồm ít nhất là ba đoạn văn, mỗi đoạn văn phải diễn đạt một ý để bổ sung cho ý chính của bài tiểu luận. Bạn nên diễn đạt ý chính của mình và sau đó quay lại bằng một hoặc hai câu nêu lên dẫn chứng với các số liệu hoặc ví dụ. Nếu ý chính của bạn là:
It took incredible courage for an African American woman to make such a bold stance in 1955 Alabama. (Đó là một sự can đảm kỳ diệu của một người Mỹ gốc Phi để tạo nên lập trường vững chắc tại Alabama vào năm 1955).
Vậy thì các ý phụ để bổ sung cho ý chính của bạn có thể là:
· This act took place in an era when Africa Americans could be arrested and face severe retribution for committing the most trivial acts of defiance. (Hành động này đã thay đổi cả một kỷ nguyên khi mà người Mỹ gốc Phi có thế bị bắt và đối mặt với rất nhiều trừng phạt nguy hiểm vì họ không có cả những kháng cự bình thường nhất).
Bạn có thể sử dụng thêm một vài ý khác nữa để bổ sung cho ý chính mà bạn muốn nói, sau đó bổ sung thêm số liệu nhưng hãy ghi nhớ là bạn phải dụng từ nối để chuyển ý sang một đoạn văn mới. Bạn có thể sử dụng một vài từ nối như: moreover (thêm vào đó), in fact (thực tế là), on the whole (nói tóm lại), furthermore (thêm vào đó), as a result (kết quả là), for this reason (vì lý do này), similarly (tương tự như), likewise (tương tự như), its follows that (theo sau là), naturally (một cách tự nhiên), by comparison (so với), surely (chắc chắn), yet (nhưng)…
III. Kết luận
Đoạn văn cuối cùng sẽ là tổng kết lại ý những ý chính mà bạn đã nói và nêu lại ý kiến của bạn một lần nữa. Bạn nên nhắc lại chính kiến của mình một lần nữa nhưng không nên nhắc lại các số liệu và các ví dụ.
Sau khi bạn đã viết xong bài tiểu luận, bạn nên xem lại câu chủ đề và soát lại bài một lần nữa xem những ý mà mình nói có liên quan chặt chẽ và bổ sung cho câu chủ đề hay chưa. Nếu bạn cảm thấy rằng, một ý nào đó trong phần thân bài mặc dù rất hay nhưng chưa thật sự liên quan đến chủ đề mà bạn đang nói tới thì đừng ngần ngại mà thay thế chúng bằng một ý khác sát với câu chủ đề hơn. Soát lại bài là để chắc chắn rằng có sự liên kết chặt chẽ về ý giữa ba đoạn mở bài, thân bài, và kết bài, để tránh tình trạng “đầu voi đuôi chuột”.
Một bài tiểu luận thường gồm có ba phần: phần mở bài, thân bài và kết bài. Trong một bài tiểu luận bạn phải có ít nhất năm đoạn văn, một đoạn cho phần mở, một đoạn cho phần kết và phần thân bài gồm có ba đoạn. Theo trình tự logic thì bao giờ phần mở bài cũng là giới thiệu chủ đề mà bạn muốn nói tới, tiếp theo là các ý chứng minh, bổ sung cho ý kiến mà bạn nêu ra ở phần mở bài và cuối cùng là tổng kết lại những gì mình đã nói ở phần kết bài. Tiểu luận đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, trong các nghiên cứu khoa học cũng như trong trường học. Làm tiểu luận cũng là một cách để rèn luyện tư duy phê phán . Vì vậy, tiểu luận cũng có những luật lệ cơ bản của nó và để có một bài tiểu luận hay thì ít nhất bài tiểu luận đó phải đạt những yêu cầu sau:
I. Phần mở bài
Đây là đoạn văn đầu tiên trong bài tiểu luận của bạn và nó phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chí sau đây:
Thứ nhất là phải hấp dẫn người đọc: Bài tiểu luận của bạn sẽ thu hút được người đọc hơn nếu nó được bắt đầu bằng một câu nói thu hút được sự chú ý và quan tâm của người đọc. Tránh bắt đầu một bài tiểu luận bằng những câu văn nhàm chán đại loại như:
· In this essay I will explain why Rosa Parks was an important figure. (Trong bài tiểu luận này tôi sẽ giải thích tại sao Rosa Parks lại quan trọng như thế).
Mà hãy thay nó bằng những câu kiểu như thế này:
· A Michigan museum recently paid $492.000 for an old, dilapidated bus from Montgomery, Alabama. (Gần đây viện bảo tàng Michigan đã mua một chiếc xe buýt cũ từ Montgomery, Alabama với giá kỷ lục $492,000).
Rõ ràng là khi đọc câu thứ hai người đọc sẽ phải băn khoăn rằng tại sao một chiếc xe buýt cũ kỹ mà lại có cái giá cao ngất ngưởng như thế. Và thế là vì tò mò, họ sẽ đọc tiếp bài tiểu luận của bạn để tìm câu trả lời.
Thứ hai là bạn phải giới thiệu được chủ đề mà mình muốn nói. Câu tiếp theo trong phẩn mở bài bạn nên giải thích cho câu thứ nhất và chuẩn bị cho câu chủ đề của bài tiểu luận. Ví dụ như:
· The old yellow bus was reported to be the very one that sparked the civil rights movement, when a young woman named Rosa Parks…(Chiếc xe buýt màu vàng nói trên là vật đánh dấu bước tiến quan trọng trong quyền dân sự khi mà người phụ nữ trẻ mang tên Rosa Parks…)
Tiếp theo là bạn phải thể hiện ý kiến của bạn trong câu chủ đề. Trong câu chủ đề, bạn nên thể hiện rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình. Ví dụ:
In refusing to surrender her seat to a white man, Rosa Parks inspired a courageous freedom movement that lives on, even today. (Từ chối sự thoả hiệp với người da trắng, Rosa Parks đã tạo một bước tiến lớn trên con đường đến với tự do tồn tại đến tận ngày nay).
II. Phần thân bài
Phần thân bài của một bài tiểu luận phải gồm ít nhất là ba đoạn văn, mỗi đoạn văn phải diễn đạt một ý để bổ sung cho ý chính của bài tiểu luận. Bạn nên diễn đạt ý chính của mình và sau đó quay lại bằng một hoặc hai câu nêu lên dẫn chứng với các số liệu hoặc ví dụ. Nếu ý chính của bạn là:
It took incredible courage for an African American woman to make such a bold stance in 1955 Alabama. (Đó là một sự can đảm kỳ diệu của một người Mỹ gốc Phi để tạo nên lập trường vững chắc tại Alabama vào năm 1955).
Vậy thì các ý phụ để bổ sung cho ý chính của bạn có thể là:
· This act took place in an era when Africa Americans could be arrested and face severe retribution for committing the most trivial acts of defiance. (Hành động này đã thay đổi cả một kỷ nguyên khi mà người Mỹ gốc Phi có thế bị bắt và đối mặt với rất nhiều trừng phạt nguy hiểm vì họ không có cả những kháng cự bình thường nhất).
Bạn có thể sử dụng thêm một vài ý khác nữa để bổ sung cho ý chính mà bạn muốn nói, sau đó bổ sung thêm số liệu nhưng hãy ghi nhớ là bạn phải dụng từ nối để chuyển ý sang một đoạn văn mới. Bạn có thể sử dụng một vài từ nối như: moreover (thêm vào đó), in fact (thực tế là), on the whole (nói tóm lại), furthermore (thêm vào đó), as a result (kết quả là), for this reason (vì lý do này), similarly (tương tự như), likewise (tương tự như), its follows that (theo sau là), naturally (một cách tự nhiên), by comparison (so với), surely (chắc chắn), yet (nhưng)…
III. Kết luận
Đoạn văn cuối cùng sẽ là tổng kết lại ý những ý chính mà bạn đã nói và nêu lại ý kiến của bạn một lần nữa. Bạn nên nhắc lại chính kiến của mình một lần nữa nhưng không nên nhắc lại các số liệu và các ví dụ.
Sau khi bạn đã viết xong bài tiểu luận, bạn nên xem lại câu chủ đề và soát lại bài một lần nữa xem những ý mà mình nói có liên quan chặt chẽ và bổ sung cho câu chủ đề hay chưa. Nếu bạn cảm thấy rằng, một ý nào đó trong phần thân bài mặc dù rất hay nhưng chưa thật sự liên quan đến chủ đề mà bạn đang nói tới thì đừng ngần ngại mà thay thế chúng bằng một ý khác sát với câu chủ đề hơn. Soát lại bài là để chắc chắn rằng có sự liên kết chặt chẽ về ý giữa ba đoạn mở bài, thân bài, và kết bài, để tránh tình trạng “đầu voi đuôi chuột”.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DỊCH THUẬT CƠ BẢN DÀNH CHO BẠN
Dịch thuật là một công việc đầy khó khăn. Nhưng mình hy vọng những phương pháp dịch mình giới thiệu dưới đây sẽ phần nào gỡ rối những khó khăn trong công việc tập dịch thuật dành cho các bạn , đặc biệt là những bạn mới bắt đầu
I. Replacement – Phương pháp thay thế
Phuơng pháp thay thế , hay còn được gọi là phương pháp chuyển loại từ.
Đây là một trong những phương pháp rất cơ bản trong dịch thuật . Phưong
pháp này có nghĩa là việc bạn chuyển đổi từ loại gốc của một từ sang từ
loại khác ( Tính từ chuyển sang động từ , hoặc danh từ chuyển sang tính
từ ) khi dịch làm nhằm cho câu văn của bạn trở nên thoát ý hơn và suôn
hơn . Mình xin đưa ra hai ví dụ để minh họa nhé :
- He is a name writer
Anh ta là một nhà văn có tiếng ( nổi tiếng , tên tuổi )
Bản thân “ Name” là danh từ nhưng trong câu văn này ,nó đóng vai trò
như một tính từ tức là từ loại của nó đã được chuyển và nghĩa của name
lúc này tương đuơng với nghĩa của hai tình từ rât thông dụng để chỉ sụ
nổi tiếng , tên tuổi:
well-known và famous
- Is it your pleasure that I cancel the arrangements ?
Anh có muốn tôi hủy bỏ những sắp xếp này hay không ?
Trong câu văn này , danh từ “ pleasure” khi dịch sang Tiếng Việt đã
được dịch với nghĩa là “ Có muốn” , “Có mong muốn” tức là từ loại danh
từ của pleasure đã được chuyển sang động từ . Tất nhiên bạn có thể dịch
câu văn trên như sau :
“ Mong muốn của anh có phải là tôi nên hủy bỏ những sắp xếp này ?”.
Nhưng không phải lúc nào câu văn cũng suôn như thế nếu như bạn vẫn giữ
nguyên từ loại của nó khi dịch sang tiếng mẹ đẻ
II. Transforming general words into specific words – Phương pháp chuyển
nghĩa những từ/ cụm từ chung chung sang những từ/ cụm từ cụ thể
Một từ trong tiếng Anh thường có rất nhiều nghĩa, nhưng hầu hết chúng
ta khi học Tiếng Anh chỉ nhơ và nắm bắt được nghĩa chung nhất hay nghĩa
thừơng dùng của nó. Điều này sẽ hạn chế bạn trong việc làm sao sử dụng
từ và dịch một cách lính hoại và thoát .Nghĩa thường dùng hay nghĩa
chính của một từ trong nhiều trường hợp lại biểu hiện một nghĩa cụ thể
khác . Hiểu và vận dụng phương pháp này tốt , bạn có thể tích góp thêm
những nghĩa khác nhau của từ và có thể sử dụng những từ đơn giản để
dich và diễn giải những câu văn nghe tưởng chừ ng như rất khó dich sang
tiếng mẹ đẻ và ngược lại . Ví dụ nhé
Từ Big có nghĩa là lớn . Đấy là nghĩa chung nhất mà những ai học Tiếng
anh đều biết rõ . Nhưng bạn có thể diễn đạt những ý khác nhau – những ý
cụ thể hơn từ nghĩa chung nhất này :
Ông ta có những kế hoạch đầy tham vọng
He has big plans
Hoặc
It is a big match
Đó là một trận đấu quan trọng
Hoặc
His speech contains very big words
Bài nói của anh ta toàn những lời đao to búa lớn
Tất nhiên , bạn có thể tìm những từ có nghĩa khác tương đương để dịch .
Ví dụ như : Quan trọng là Important, tham vọng là ambitious . Nhưng
biết sử dụng những nghĩa chung của từ chuyển sang những nghĩa cụ thể
khác sẽ giúp bạn khai thác được các tầng nghĩa tối đa của từ và không
phải quá mất công trong việc lựa chọn từ
III. Metonymy - Phương pháp hoán dụ
Phưong pháp hoán dụ là cách dùng một biểu tượng đặc trưng để chỉ đối
tượng liên quan đến. Mình hỏi các bạn nhé : Các bạn đã hôn ai bao giờ
chưa ? Em bé nè , người yêu bạn nè hoặc ai đó bạn thấy dễ thương nữa.
Vậy khi hôn , bạn phải dùng đến bộ phận nào trên cơ thể. Môi đúng không
? Như vậy , bạn đã hiểu ý mình muốn nói đến điều gỉ rùi chứ. Đó cũng
chính là một đặc điểm đặc trưng của “ Môi “ để diễn tả hành động “Hôn “
. Vì thế thay vì nói : Những cặp tình nhân dang hôn nhau là “ Lovers
are kissing “ , bạn có thể nói “ Lovers are lipping”. Một số ví dụ khác
:
The kettle is boiling
Nuớc đang sôi
They all had a loyalty to the Crown
Họ đều có một lòng kiên trung với Nhà vua
IV. Metaphor – Phương pháp ẩn dụ
Bạn hay quan sát những ví dụ dưới đây nhé và thử suy luận diễn giải
phưong pháp ẩn dụ áp dụng trong dịch thuật là như thế nào bạn nhé
He is a mouse
Anh ta là một người nhút nhát
He is a lion in the battle
Anh ta là một dũng sĩ trong trận chiến
Jane’s a peach
Jane là một cô gái mới lớn
V. Euphemism- Phương pháp dùng uyển ngữ
Một trong những chức năng cơ bản của uyển ngữ là việc nói giảm nói
tránh, để làm bớt đi tính thô tục của câu nói ,và tăng thêm tính trang
trọng của câu văn . Phương pháp này bạn thường rất hay bắt gặp khi đọc
nhưng văn bản khoa học ,dự án, nghị quyết hay trong các cuộc hội nghị ,
hay các kì đại hội . Cách dịch và sử dụng uyển ngữ làm cho câu văn của
bạn trang trọng hơn và “ quý phái” hơn. Ví dụ :
Cha mẹ anh ta qua đời cách đây đã lâu
Nếu dich câu văn này sang Tiếng Anh mà không dùng uyển ngữ , bạn có thể dịch như sau :
His parents died long time ago
Nhưng nếu dùng uyển ngữ sẽ là :
His parents passed away long time ago
Tưong tự :
Ông ta bị điếc
Không dùng uyển ngữ : He is a litte deaf
Dùng uyển ngữ : He is a litte hard of hearing
VI. Synnecdoche – Phương pháp cải dung
Phưong pháp cải dung là cách dùng những cái riêng để chỉ nhũng cái
chung. Phương pháp này sẽ giúp bạn đọc hiểu và dịch nghĩa một cách sâu
sắc và toàn diện hơn. Ví dụ như “ Bread” ( Bánh mỳ ) dùng thay cho “
Food” , Army ( Quân đội ) dùng thay cho “ Soldier”
That is how I earn my daily bread
Đó là cách tôi kiếm ăn hàng ngày
They used to be farm – hands
Họ đã từng là những tá điền
Trên đây là những phương pháp dich thuật mà mình đã được học và đã đọc
và muốn chia sẻ cùng các bạn . Còn khá nhiều phương pháp khác nữa ,
chúng ta hãy cùng trao đổi nhé. Chúc vui
I. Replacement – Phương pháp thay thế
Phuơng pháp thay thế , hay còn được gọi là phương pháp chuyển loại từ.
Đây là một trong những phương pháp rất cơ bản trong dịch thuật . Phưong
pháp này có nghĩa là việc bạn chuyển đổi từ loại gốc của một từ sang từ
loại khác ( Tính từ chuyển sang động từ , hoặc danh từ chuyển sang tính
từ ) khi dịch làm nhằm cho câu văn của bạn trở nên thoát ý hơn và suôn
hơn . Mình xin đưa ra hai ví dụ để minh họa nhé :
- He is a name writer
Anh ta là một nhà văn có tiếng ( nổi tiếng , tên tuổi )
Bản thân “ Name” là danh từ nhưng trong câu văn này ,nó đóng vai trò
như một tính từ tức là từ loại của nó đã được chuyển và nghĩa của name
lúc này tương đuơng với nghĩa của hai tình từ rât thông dụng để chỉ sụ
nổi tiếng , tên tuổi:
well-known và famous
- Is it your pleasure that I cancel the arrangements ?
Anh có muốn tôi hủy bỏ những sắp xếp này hay không ?
Trong câu văn này , danh từ “ pleasure” khi dịch sang Tiếng Việt đã
được dịch với nghĩa là “ Có muốn” , “Có mong muốn” tức là từ loại danh
từ của pleasure đã được chuyển sang động từ . Tất nhiên bạn có thể dịch
câu văn trên như sau :
“ Mong muốn của anh có phải là tôi nên hủy bỏ những sắp xếp này ?”.
Nhưng không phải lúc nào câu văn cũng suôn như thế nếu như bạn vẫn giữ
nguyên từ loại của nó khi dịch sang tiếng mẹ đẻ
II. Transforming general words into specific words – Phương pháp chuyển
nghĩa những từ/ cụm từ chung chung sang những từ/ cụm từ cụ thể
Một từ trong tiếng Anh thường có rất nhiều nghĩa, nhưng hầu hết chúng
ta khi học Tiếng Anh chỉ nhơ và nắm bắt được nghĩa chung nhất hay nghĩa
thừơng dùng của nó. Điều này sẽ hạn chế bạn trong việc làm sao sử dụng
từ và dịch một cách lính hoại và thoát .Nghĩa thường dùng hay nghĩa
chính của một từ trong nhiều trường hợp lại biểu hiện một nghĩa cụ thể
khác . Hiểu và vận dụng phương pháp này tốt , bạn có thể tích góp thêm
những nghĩa khác nhau của từ và có thể sử dụng những từ đơn giản để
dich và diễn giải những câu văn nghe tưởng chừ ng như rất khó dich sang
tiếng mẹ đẻ và ngược lại . Ví dụ nhé
Từ Big có nghĩa là lớn . Đấy là nghĩa chung nhất mà những ai học Tiếng
anh đều biết rõ . Nhưng bạn có thể diễn đạt những ý khác nhau – những ý
cụ thể hơn từ nghĩa chung nhất này :
Ông ta có những kế hoạch đầy tham vọng
He has big plans
Hoặc
It is a big match
Đó là một trận đấu quan trọng
Hoặc
His speech contains very big words
Bài nói của anh ta toàn những lời đao to búa lớn
Tất nhiên , bạn có thể tìm những từ có nghĩa khác tương đương để dịch .
Ví dụ như : Quan trọng là Important, tham vọng là ambitious . Nhưng
biết sử dụng những nghĩa chung của từ chuyển sang những nghĩa cụ thể
khác sẽ giúp bạn khai thác được các tầng nghĩa tối đa của từ và không
phải quá mất công trong việc lựa chọn từ
III. Metonymy - Phương pháp hoán dụ
Phưong pháp hoán dụ là cách dùng một biểu tượng đặc trưng để chỉ đối
tượng liên quan đến. Mình hỏi các bạn nhé : Các bạn đã hôn ai bao giờ
chưa ? Em bé nè , người yêu bạn nè hoặc ai đó bạn thấy dễ thương nữa.
Vậy khi hôn , bạn phải dùng đến bộ phận nào trên cơ thể. Môi đúng không
? Như vậy , bạn đã hiểu ý mình muốn nói đến điều gỉ rùi chứ. Đó cũng
chính là một đặc điểm đặc trưng của “ Môi “ để diễn tả hành động “Hôn “
. Vì thế thay vì nói : Những cặp tình nhân dang hôn nhau là “ Lovers
are kissing “ , bạn có thể nói “ Lovers are lipping”. Một số ví dụ khác
:
The kettle is boiling
Nuớc đang sôi
They all had a loyalty to the Crown
Họ đều có một lòng kiên trung với Nhà vua
IV. Metaphor – Phương pháp ẩn dụ
Bạn hay quan sát những ví dụ dưới đây nhé và thử suy luận diễn giải
phưong pháp ẩn dụ áp dụng trong dịch thuật là như thế nào bạn nhé
He is a mouse
Anh ta là một người nhút nhát
He is a lion in the battle
Anh ta là một dũng sĩ trong trận chiến
Jane’s a peach
Jane là một cô gái mới lớn
V. Euphemism- Phương pháp dùng uyển ngữ
Một trong những chức năng cơ bản của uyển ngữ là việc nói giảm nói
tránh, để làm bớt đi tính thô tục của câu nói ,và tăng thêm tính trang
trọng của câu văn . Phương pháp này bạn thường rất hay bắt gặp khi đọc
nhưng văn bản khoa học ,dự án, nghị quyết hay trong các cuộc hội nghị ,
hay các kì đại hội . Cách dịch và sử dụng uyển ngữ làm cho câu văn của
bạn trang trọng hơn và “ quý phái” hơn. Ví dụ :
Cha mẹ anh ta qua đời cách đây đã lâu
Nếu dich câu văn này sang Tiếng Anh mà không dùng uyển ngữ , bạn có thể dịch như sau :
His parents died long time ago
Nhưng nếu dùng uyển ngữ sẽ là :
His parents passed away long time ago
Tưong tự :
Ông ta bị điếc
Không dùng uyển ngữ : He is a litte deaf
Dùng uyển ngữ : He is a litte hard of hearing
VI. Synnecdoche – Phương pháp cải dung
Phưong pháp cải dung là cách dùng những cái riêng để chỉ nhũng cái
chung. Phương pháp này sẽ giúp bạn đọc hiểu và dịch nghĩa một cách sâu
sắc và toàn diện hơn. Ví dụ như “ Bread” ( Bánh mỳ ) dùng thay cho “
Food” , Army ( Quân đội ) dùng thay cho “ Soldier”
That is how I earn my daily bread
Đó là cách tôi kiếm ăn hàng ngày
They used to be farm – hands
Họ đã từng là những tá điền
Trên đây là những phương pháp dich thuật mà mình đã được học và đã đọc
và muốn chia sẻ cùng các bạn . Còn khá nhiều phương pháp khác nữa ,
chúng ta hãy cùng trao đổi nhé. Chúc vui
CÁC KHÓ KHĂN TRONG DỊCH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC
CÁC KHÓ KHĂN TRONG DỊCH
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC
VŨ NGỌC CÂN
(TS, Đại học Hà Nội)
1. Các khó khăn
Việc phân loại các khó khăn trong dịch có ý nghĩa to lớn về mặt phương pháp luận, đồng thời cũng tạo ra được ý thức về chúng để từ đó đề ra, xây dựng được một chiến lược và sách lược nhằm giúp cho công việc dịch thuật và đào tạo phiên dịch, biên dịch ngày càng tốt hơn.
Chúng tôi chia ra hai loại khó khăn lớn là khó khăn chung và khó khăn riêng. Khó khăn chung là khó khăn xảy ra đối với toàn bộ quá trình dịch, cho bất cứ thứ tiếng nào và ở tất cả các loại hình dịch. Những khó khăn riêng được giới hạn bởi một khía cạnh nào đó của dịch như đối với từng loại hình dịch, từng loại hình văn bản (chính trị-xã hội, văn học-nghệ thuật, khoa học-kỹ thuật…), từng cặp tiếng cụ thể (Hán-Việt, Anh-Việt, Việt-Nga, Việt-Nhật…) cũng như từng góc độ đơn vị chức năng ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn: dịch danh từ, động từ, liên từ, giới từ, chủ ngữ, định ngữ, câu đơn, câu phức…
Xét theo nguồn gốc, nguyên nhân, chúng tôi chia những khó khăn chung thành 3 loại:
a. Các khó khăn sinh ra từ sự bất đồng ngôn ngữ
Đây là loại khó khăn hay gặp nhất và ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quá trình dịch. Chẳng hạn trong hai câu tiếng Anh: “My father is 50 years old. He works at a factory.”, ta dịch “He” là gì không phải đơn giản bởi vì để chỉ ngôi thứ 3 số ít thuộc nam giới này tiếng Việt có rất nhiều từ để chúng ta lựa chọn: nó, y, hắn, ông ấy, thằng ấy, gã ấy … Khi dịch ta phải lựa chọn từ cho phù hợp với ngữ cảnh và phù hợp với cả ngữ nghĩa tức là hiện thực được phản ánh trong văn bản.
Khi phải dịch các từ láy, dạng láy tiếng Việt sang các thứ tiếng Châu Âu cũng khó đảm bảo sự tương đương về hình thức và càng không phản ánh được các sắc thái ngữ nghĩa. Bởi vì các thứ tiếng Châu Âu có rất ít từ láy, dạng láy. Từ điển Việt – Anh (Lê Khả Kế chủ biên, NXB GD in năm 1991) dịch các từ “héo”, “héo hon”, “héo hắt”, “heo héo” đều là wither; còn “lạnh”, “lạnh lùng”, “lạnh lẽo” đều là “cold”. Trong khi các từ ấy rất khác nhau về những sắc thái biểu cảm.
Từ “lơ láo” tương đương với tiếng anh là “look lost and out of one’s element”, “mơn mơn” thành “1. Freshly tender, freshly young 2. In the prime of youth” đều là những câu hoặc cụm từ. Như thế đây là sự giải thích nghĩa chứ không phải dịch.
Sự chuyển đổi các cụm từ cố định – quán ngữ, thành ngữ tiếng Việt như “cái con mụ đanh đá kia”, “cái thằng lạc loài vô liêm sỉ ấy”, “cái ngữ chó chui gầm chạn như mày”; rồi “chuột sa chĩnh gạo”, “tham bát bỏ mâm”, v.v… cũng khó đạt được sự tương đương cần thiết. Ngoài ra đối với các tác phẩm thơ văn phải chuyển đổi được (dịch được) những quy định nghiêm ngặt về niêm luật, vần điệu, số lượng âm tiết… trong câu thơ là những khó khăn về ngôn ngữ mà các dịch giả thường xuyên gặp phải.
b. Loại khó khăn thứ hai là do sự khác biệt về văn hoá giữa các dân tộc tạo nên
Trên thế giới có hai nền văn hoá tạo nên những sự khác biệt lớn là văn hoá Đông-Tây. Tuy nhiên, suy cho cùng mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng về địa lý, lịch sử, đời sống vật chất, tinh thần, phong tục tập quán… Tức là một nền văn hoá riêng và đều được phản ánh rõ rệt vào trong ngôn ngữ, đặc biệt trong từ vựng của từng dân tộc. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, địa hình phức tạp, nền nông nghiệp lâu đời, cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dai dẳng, oanh liệt… là những đặc điểm chính của nền văn hoá Việt Nam. Những sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm liên quan đến các đặc điểm đó phản ánh rõ rệt trong các tên gọi, vật dụng sản xuất, chế biến lúa gạo như: cày sâu cuốc bẫm, gieo mạ, làm cỏ, gầu giai, gầu sòng, bón thúc, bón đón đòng, xay, giã, giần, sàng, thúng, mủng, nong, nia, sọt, gạo tẻ, nếp cẩm, tám xoan, tấm, cám, trấu; bánh đa, bánh đúc, bánh chưng, bánh dầy, bánh giò, bánh khúc, bánh cốm… Các phong tục tập quán về cưới xin (dạm ngõ, ăn hỏi, thách cưới, nộp cheo…), tôn giáo, tín ngưỡng (đình, chùa, miếu, am, phủ, điện thờ, bàn thờ, ngai, bài vị, mẫu thoải, chúa thượng ngàn…) rất phổ biến đối với người Việt nhưng lại vô cùng xa lạ đối với người phương Tây. Khi phải dịch những từ ngữ phản ánh những nét văn hoá đó sang các thứ tiếng nước ngoài, chúng ta gặp phải không ít khó khăn, khó khăn lớn đến mức tưởng chừng ta phải chịu bó tay, bởi vì trong ngôn ngữ đích không có những nét văn hoá như thế cho nên không có những từ ngữ tương ứng.
c. Loại khó khăn sinh ra từ sự khác biệt về phương thức tư duy của từng dân tộc, trong đó nổi bật nhất là phương thức chia cắt hiện thực của từng cộng đồng ngôn ngữ. Chẳng hạn như Bê-la-ép, cùng một hiện thực là “thời điểm 2 giờ sau 12 giờ đêm” tiếng Nga nói là (два часа ночи) (2 giờ đêm) tiếng Pháp diễn đạt là “deux heures du matin” (2 giờ sáng). Đối với tiếng Việt, tiếng Hung và một số thứ tiếng khác thì cả hai cách diễn đạt đều được sử dụng ngang nhau. Một số thí dụ khác: tiếng Việt gọi cái xe đạp là “xe đạp” là gọi theo chức năng hoạt động của sự vật, trong khi tiếng Anh, Pháp gọi là “bicycle”, “bicyclette” – “cái hai vòng tròn” tức là gọi theo hình dáng cấu tạo sự vật, còn tiếng Hán lại gọi theo trạng thái của sự vật*.
Như vậy, ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu và tiêu biểu nhất để biểu thị phương thức tư duy của từng thứ tiếng. Vậy người Việt tư duy thế nào? Thông qua sự thể hiện trên tiếng Việt chúng ta có thể nhận thấy những điểm nổi bật sau đây:
- Người Việt ưa tư duy theo kiểu cụ thể, hình tượng: Lấy cái cụ thể hình tượng để biểu thị cái khái quát trừu tượng. Điều này có thể thấy rõ nhất trong lĩnh vực cấu tạo từ mới. Tiếng Việt có hai loại từ ghép là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Cả hai kiểu cấu tạo từ này đều có một tiểu loại gọi là từ ghép chuyển nghĩa, trong đó các từ tố mang nghĩa đen, nghĩa cụ thể, khi kết hợp thành từ ghép thì chúng lại có nghĩa khái quát trừu tượng. Thí dụ: đất nước, đường lối, cởi mở, hàn gắn, căng thẳng, tô hồng, bôi nhọ, to gan… Các tính từ của tiếng Việt tạo ra nhiều sắc thái mức độ chi tiết, tinh tế của màu sắc hay tính chất, chẳng hạn “đỏ rực, đỏ tía, đỏ au, đỏ tươi, đỏ hỏn…; trắng toát, trắng tinh, trắng đục, trắng hếu; mới tinh, mới toanh, mới cứng…”
Tuy nhiên khi cần biểu thị khái quát thì tiếng Việt cũng có những từ ngữ ít khi hoặc không bao giờ tìm thấy trong các thứ tiếng khác. Thí dụ: Tiếng Việt có một mầu xanh chung chung, sau đó mới sắc thái hoá mầu xanh (xanh thẳm, xanh rợn, xanh um, xanh biếc, xanh lá mạ, xanh cổ vịt, xanh lam, xanh da trời, xanh lá cây…).
Trong khi đó đa số các tiếng Ấn-Âu chỉ có 2-3 màu xanh lá cây (Anh) Green, (Pháp) Vert, Verte; xanh da trời (Anh) Blue, (Pháp) Bleu, Bleue, (Nga) Синий.
Gần đây trong tiếng Việt lại tiếp tục xuất hiện nhiều từ mới mang ý nghĩa khái quát như thế, ví dụ chất đốt, nước chấm…
- Người Việt lấy hình dáng, đặc điểm bên ngoài để gọi tên (định danh) các sự vật sự việc tạo nên ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa biểu vật) của từ. Chẳng hạn người Việt gọi củ là “Phần thân hay rễ cây phát triển lớn ra và chứa chất dinh dưỡng”**. Củ có thể ở bên trên (củ su hào, củ ấu…), hoặc vùi sâu dưới mặt đất (củ khoai lang, củ gừng, củ chuối,…). Các tổ hợp như “tóc rễ tre, râu quai nón, chân bàn cuốc, mắt ốc nhồi, khăn mỏ quạ…” cũng phản ánh chính xác hình dáng của sự vật sự việc mà tiếng Việt gọi tên.
Các động từ chuyển động của tiếng Việt có thể chia ra làm các loại chuyển động tự dời chỗ (lăn, lê, bò, toài, trườn, chạy, nhảy, đi…) và dời chỗ đối tượng (mang, vác, khuân, khiêng, lôi, kéo, đun, đẩy, cõng, địu, đội, gánh, thồ…) đều có đặc trưng về phương thức chuyển động hay dời chỗ đối tượng trong nội dung ý nghĩa của từ***
Các động từ chỉ hướng “ra, vào, lên xuống, sang, qua, đến, tới, lui, lại, về”, cũng như vậy. Ở đây hướng vận động dời chỗ của đối tượng cũng đã phản ánh rất rõ cách thức nhận thức của người Việt thể hiện ở mối tương quan về kích thước không gian, giữa điểm xuất phát và đích mà chủ thể di động hướng tới****.
- Có thể nhấn mạnh thêm một đặc trưng tư duy khác của người Việt Nam, đó là lối tư duy theo hướng rất phù hợp với thực tế tồn tại khách quan. Điều này được thể hiện rất rõ ở trật tự kết hợp các từ để thành cụm từ và câu. Thí dụ trật tự của cụm C-V và các thành phần câu thường là C (chủ ngữ) trước V (vị ngữ, nhất là vị ngữ động từ) đứng sau rồi mới đến B (bổ ngữ). Trong khi đó động từ của câu tiếng Nhật và tiếng Đức thì lại thường xuyên ở cuối câu, đứng sau cả trạng ngữ và bổ ngữ. Trong cụm tính từ, tính từ của tiếng Việt bao giờ cũng đi sau danh từ để bổ sung ý nghĩa trong mối quan hệ giữa sự vật và tính chất của nó, còn trật từ các từ thành phần của cụm tính từ các tiếng Ấn-Âu lại ngược với tiếng Việt: (Anh: New house ® Ngôi nhà mới), (Nga: Новыий год ® Năm mới).
Một giáo viên dạy dịch cho sinh viên năm thứ hai khoa Anh trường ĐH Hà Nội kể rằng nhiều em đã dịch tổ hợp “tay trắng” trong “ra về tay trắng” của tiếng Việt thành “white hand”. Nghĩa của tổ hợp này trong tiếng Việt là “tình trạng không có chút vốn liếng, của cải gì” (theo “Từ điển tiếng Việt” Hoàng Phê chủ biên, NXB KHXH Hà Nội, 1991). Hãy so sáng tổ hợp này với “trắng tay”, “đêm trắng”, “mất trắng”, “bỏ trắng”, “thức trắng đêm”, “trắng án”, “đồng trắng nước trong”, “trắng khăn tang”… chúng ta sẽ thấy “tay trắng” có những nét nghĩa khác hẳn (vừa có nghĩa cụ thể, vừa có nghĩa trừu tượng). Các ngôn ngữ Châu Âu, tiêu biểu là tiếng Anh, tiếng Pháp cũng dùng bàn tay để chỉ trạng thái đó như at first hand (một cách trực tiếp), at second hand (một cách gián tiếp), nhưng không dùng màu sắc như một biểu tượng một ẩn dụ như tiếng Việt mà dùng trực tiếp từ chỉ trạng thái tình trạng đó như bare (Anh), vide (Pháp) để chỉ trạng thái trống rỗng không: bare hands, vide maines chứ không nói white hand (Anh), blanche main (Pháp) như tiếng Việt. Nếu dịch trở lại các tổ hợp này sang tiếng Việt sẽ là “tay không” có nghĩa là: tay không có cầm nắm hay kèm theo một cái gì khác. Cần chú ý rằng tiếng Anh và tiếng Pháp cũng có sử dụng từ chỉ màu sắc đi kèm từ “tay” nhưng lại để miêu tả tình huống khác như “catch some one in red hand” (nghĩa là: bắt ai trong tay, túm được tay tức là bắt quả tang).
Như vậy ngôn ngữ và tư duy quan hệ gián tiếp với nhau thông qua cách thức chia cắt hiện thực để gọi tên để phản ánh các sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm.
2. Các phương hướng khắc phục
Liệu chúng ta có thể khắc phục được các khó khăn chung như đã trình bày không? Câu trả lời theo chúng tôi không đến nỗi bi quan như một số người cực đoan lầm tưởng: Trong thực tế người ta cũng đã khắc phục được những khó khăn đó để tạo ra những bản dịch xuất sắc, đặc biệt là những tác phẩm văn học. Chúng tôi đề xuất 3 phương hướng khắc phục sau đây:
a. Những khó khăn về mặt ngôn ngữ được giải quyết bằng những kết quả các công trình so sánh, đối chiếu. Người dịch có thể vận dụng những tương đồng và khác biệt – Một trong những mục đích của các công trình đối chiếu song ngữ hoặc đa ngữ để chuyển dịch từ thứ tiếng này sang thứ tiếng khác.
Đối với những trường hợp khác biệt người dịch có thể lấy luôn từ ngữ trong ngôn ngữ gốc có phiên âm chú giải và với thời gian chúng sẽ trở thành từ ngữ của ngôn ngữ dịch. Các trường hợp trong tiếng Việt: bà đầm, bồi, cao bồi, xúc xích, giăm bông, phó mát, bơ, vang, vốt ca, xamôva, Xô viết, mít tinh, mô típ, tuýp, rôbốt… chính là những trường hợp như thế. Đây chính là đóng góp của người dịch trong việc tạo ra những từ ngữ tương đương trong ngôn ngữ dịch.
b. Khó khăn thứ hai đặt ra cho người dịch một nhiệm vụ nặng nề là phải luôn luôn trau dồi cả tiếng mẹ đẻ lẫn tiếng nước ngoài. Người dịch giỏi phải thông thạo nhiều ngoại ngữ. Trước hết là tiếng mẻ đẻ và ngôn ngữ dịch.
c. Người dịch phải luôn luôn trau dồi thêm những kiến thức toàn diện sâu rộng. Ở trường học đã được cung cấp rất nhiều nhưng chưa đủ, anh ta phải học thêm về văn hoá, văn minh của nước mình và của đất nước mà mình biết tiếng.
3. Kết luận
Với quan niệm, dịch là sự chuyển đổi, chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm sự chuyển đổi này phải chính xác tức là phải có tính khoa học trong sự nhận thức nội dung của bản gốc để từ đó có thể tái tạo lại trong bản dịch. Sự chuyển đổi có thể diễn ra bằng nhiều thủ pháp khác nhau tuỳ từng người dịch thể loại của văn bản cần dịch.
Xin được nhấn mạnh 3 tiêu chí của người xưa là tín, đạt, nhã. Thoả mãn được 3 yêu cầu đó, người dịch phải lao động thực sự: vừa nghiêm túc chính xác như một nhà khoa học có nhiều nghị lực, vừa phải bay bổng lãng mạn như một nhà nghệ thuật giàu óc sáng tạo. Lao động của người dịch quả là khó khăn nặng nề. Vì vậy, ở nhiều nước như: Pháp, Đức, Anh.. chỉ những ai đã tốt nghiệp một trường đại học chuyên ngành nào đó và trên cơ sở đã thông thạo ngoại ngữ cần dịch mới được đăng kí trở thành phiên dịch biên dịch.
Tài liệu tham khảo
1. Nida E.A Toward a science of Translating, Lerden Brill, 1964
2. Catford J.C. a Linguistic theory of translation, London, 1965
3. Nhiều tác giả: Dịch một khoa học, một nghệ thuật, NXB KHXH, Hà Nội, 1991
4. Đỗ Hữu Châu – Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. NXB KHXH, Hà Nội, 1991
5. Nguyễn Đức Tồn – Đặc trưng tư duy của các dân tộc so sánh với tiếng Việt, NXB ĐHQG, Hà Nội, 1996.
* Thực ra cái xe đạp đi được là do con người dùng chân đạp. Tuy nhiên, bàn chân không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, cho nên mới nhìn qua thì ta thấy cái xe tự đi. Vì thế mới có cái tên là “tự hành xa” (VNC).
** Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) Nxb KHXH, Hà Nội, 1998.
*** Theo Đỗ Hữu Châu. Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, 1998 tái bản lần thứ 1, tr. 158.
**** Xem Nguyễn Lai: Nhóm từ chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội, 2001.
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC
VŨ NGỌC CÂN
(TS, Đại học Hà Nội)
1. Các khó khăn
Việc phân loại các khó khăn trong dịch có ý nghĩa to lớn về mặt phương pháp luận, đồng thời cũng tạo ra được ý thức về chúng để từ đó đề ra, xây dựng được một chiến lược và sách lược nhằm giúp cho công việc dịch thuật và đào tạo phiên dịch, biên dịch ngày càng tốt hơn.
Chúng tôi chia ra hai loại khó khăn lớn là khó khăn chung và khó khăn riêng. Khó khăn chung là khó khăn xảy ra đối với toàn bộ quá trình dịch, cho bất cứ thứ tiếng nào và ở tất cả các loại hình dịch. Những khó khăn riêng được giới hạn bởi một khía cạnh nào đó của dịch như đối với từng loại hình dịch, từng loại hình văn bản (chính trị-xã hội, văn học-nghệ thuật, khoa học-kỹ thuật…), từng cặp tiếng cụ thể (Hán-Việt, Anh-Việt, Việt-Nga, Việt-Nhật…) cũng như từng góc độ đơn vị chức năng ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn: dịch danh từ, động từ, liên từ, giới từ, chủ ngữ, định ngữ, câu đơn, câu phức…
Xét theo nguồn gốc, nguyên nhân, chúng tôi chia những khó khăn chung thành 3 loại:
a. Các khó khăn sinh ra từ sự bất đồng ngôn ngữ
Đây là loại khó khăn hay gặp nhất và ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quá trình dịch. Chẳng hạn trong hai câu tiếng Anh: “My father is 50 years old. He works at a factory.”, ta dịch “He” là gì không phải đơn giản bởi vì để chỉ ngôi thứ 3 số ít thuộc nam giới này tiếng Việt có rất nhiều từ để chúng ta lựa chọn: nó, y, hắn, ông ấy, thằng ấy, gã ấy … Khi dịch ta phải lựa chọn từ cho phù hợp với ngữ cảnh và phù hợp với cả ngữ nghĩa tức là hiện thực được phản ánh trong văn bản.
Khi phải dịch các từ láy, dạng láy tiếng Việt sang các thứ tiếng Châu Âu cũng khó đảm bảo sự tương đương về hình thức và càng không phản ánh được các sắc thái ngữ nghĩa. Bởi vì các thứ tiếng Châu Âu có rất ít từ láy, dạng láy. Từ điển Việt – Anh (Lê Khả Kế chủ biên, NXB GD in năm 1991) dịch các từ “héo”, “héo hon”, “héo hắt”, “heo héo” đều là wither; còn “lạnh”, “lạnh lùng”, “lạnh lẽo” đều là “cold”. Trong khi các từ ấy rất khác nhau về những sắc thái biểu cảm.
Từ “lơ láo” tương đương với tiếng anh là “look lost and out of one’s element”, “mơn mơn” thành “1. Freshly tender, freshly young 2. In the prime of youth” đều là những câu hoặc cụm từ. Như thế đây là sự giải thích nghĩa chứ không phải dịch.
Sự chuyển đổi các cụm từ cố định – quán ngữ, thành ngữ tiếng Việt như “cái con mụ đanh đá kia”, “cái thằng lạc loài vô liêm sỉ ấy”, “cái ngữ chó chui gầm chạn như mày”; rồi “chuột sa chĩnh gạo”, “tham bát bỏ mâm”, v.v… cũng khó đạt được sự tương đương cần thiết. Ngoài ra đối với các tác phẩm thơ văn phải chuyển đổi được (dịch được) những quy định nghiêm ngặt về niêm luật, vần điệu, số lượng âm tiết… trong câu thơ là những khó khăn về ngôn ngữ mà các dịch giả thường xuyên gặp phải.
b. Loại khó khăn thứ hai là do sự khác biệt về văn hoá giữa các dân tộc tạo nên
Trên thế giới có hai nền văn hoá tạo nên những sự khác biệt lớn là văn hoá Đông-Tây. Tuy nhiên, suy cho cùng mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng về địa lý, lịch sử, đời sống vật chất, tinh thần, phong tục tập quán… Tức là một nền văn hoá riêng và đều được phản ánh rõ rệt vào trong ngôn ngữ, đặc biệt trong từ vựng của từng dân tộc. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, địa hình phức tạp, nền nông nghiệp lâu đời, cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dai dẳng, oanh liệt… là những đặc điểm chính của nền văn hoá Việt Nam. Những sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm liên quan đến các đặc điểm đó phản ánh rõ rệt trong các tên gọi, vật dụng sản xuất, chế biến lúa gạo như: cày sâu cuốc bẫm, gieo mạ, làm cỏ, gầu giai, gầu sòng, bón thúc, bón đón đòng, xay, giã, giần, sàng, thúng, mủng, nong, nia, sọt, gạo tẻ, nếp cẩm, tám xoan, tấm, cám, trấu; bánh đa, bánh đúc, bánh chưng, bánh dầy, bánh giò, bánh khúc, bánh cốm… Các phong tục tập quán về cưới xin (dạm ngõ, ăn hỏi, thách cưới, nộp cheo…), tôn giáo, tín ngưỡng (đình, chùa, miếu, am, phủ, điện thờ, bàn thờ, ngai, bài vị, mẫu thoải, chúa thượng ngàn…) rất phổ biến đối với người Việt nhưng lại vô cùng xa lạ đối với người phương Tây. Khi phải dịch những từ ngữ phản ánh những nét văn hoá đó sang các thứ tiếng nước ngoài, chúng ta gặp phải không ít khó khăn, khó khăn lớn đến mức tưởng chừng ta phải chịu bó tay, bởi vì trong ngôn ngữ đích không có những nét văn hoá như thế cho nên không có những từ ngữ tương ứng.
c. Loại khó khăn sinh ra từ sự khác biệt về phương thức tư duy của từng dân tộc, trong đó nổi bật nhất là phương thức chia cắt hiện thực của từng cộng đồng ngôn ngữ. Chẳng hạn như Bê-la-ép, cùng một hiện thực là “thời điểm 2 giờ sau 12 giờ đêm” tiếng Nga nói là (два часа ночи) (2 giờ đêm) tiếng Pháp diễn đạt là “deux heures du matin” (2 giờ sáng). Đối với tiếng Việt, tiếng Hung và một số thứ tiếng khác thì cả hai cách diễn đạt đều được sử dụng ngang nhau. Một số thí dụ khác: tiếng Việt gọi cái xe đạp là “xe đạp” là gọi theo chức năng hoạt động của sự vật, trong khi tiếng Anh, Pháp gọi là “bicycle”, “bicyclette” – “cái hai vòng tròn” tức là gọi theo hình dáng cấu tạo sự vật, còn tiếng Hán lại gọi theo trạng thái của sự vật*.
Như vậy, ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu và tiêu biểu nhất để biểu thị phương thức tư duy của từng thứ tiếng. Vậy người Việt tư duy thế nào? Thông qua sự thể hiện trên tiếng Việt chúng ta có thể nhận thấy những điểm nổi bật sau đây:
- Người Việt ưa tư duy theo kiểu cụ thể, hình tượng: Lấy cái cụ thể hình tượng để biểu thị cái khái quát trừu tượng. Điều này có thể thấy rõ nhất trong lĩnh vực cấu tạo từ mới. Tiếng Việt có hai loại từ ghép là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Cả hai kiểu cấu tạo từ này đều có một tiểu loại gọi là từ ghép chuyển nghĩa, trong đó các từ tố mang nghĩa đen, nghĩa cụ thể, khi kết hợp thành từ ghép thì chúng lại có nghĩa khái quát trừu tượng. Thí dụ: đất nước, đường lối, cởi mở, hàn gắn, căng thẳng, tô hồng, bôi nhọ, to gan… Các tính từ của tiếng Việt tạo ra nhiều sắc thái mức độ chi tiết, tinh tế của màu sắc hay tính chất, chẳng hạn “đỏ rực, đỏ tía, đỏ au, đỏ tươi, đỏ hỏn…; trắng toát, trắng tinh, trắng đục, trắng hếu; mới tinh, mới toanh, mới cứng…”
Tuy nhiên khi cần biểu thị khái quát thì tiếng Việt cũng có những từ ngữ ít khi hoặc không bao giờ tìm thấy trong các thứ tiếng khác. Thí dụ: Tiếng Việt có một mầu xanh chung chung, sau đó mới sắc thái hoá mầu xanh (xanh thẳm, xanh rợn, xanh um, xanh biếc, xanh lá mạ, xanh cổ vịt, xanh lam, xanh da trời, xanh lá cây…).
Trong khi đó đa số các tiếng Ấn-Âu chỉ có 2-3 màu xanh lá cây (Anh) Green, (Pháp) Vert, Verte; xanh da trời (Anh) Blue, (Pháp) Bleu, Bleue, (Nga) Синий.
Gần đây trong tiếng Việt lại tiếp tục xuất hiện nhiều từ mới mang ý nghĩa khái quát như thế, ví dụ chất đốt, nước chấm…
- Người Việt lấy hình dáng, đặc điểm bên ngoài để gọi tên (định danh) các sự vật sự việc tạo nên ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa biểu vật) của từ. Chẳng hạn người Việt gọi củ là “Phần thân hay rễ cây phát triển lớn ra và chứa chất dinh dưỡng”**. Củ có thể ở bên trên (củ su hào, củ ấu…), hoặc vùi sâu dưới mặt đất (củ khoai lang, củ gừng, củ chuối,…). Các tổ hợp như “tóc rễ tre, râu quai nón, chân bàn cuốc, mắt ốc nhồi, khăn mỏ quạ…” cũng phản ánh chính xác hình dáng của sự vật sự việc mà tiếng Việt gọi tên.
Các động từ chuyển động của tiếng Việt có thể chia ra làm các loại chuyển động tự dời chỗ (lăn, lê, bò, toài, trườn, chạy, nhảy, đi…) và dời chỗ đối tượng (mang, vác, khuân, khiêng, lôi, kéo, đun, đẩy, cõng, địu, đội, gánh, thồ…) đều có đặc trưng về phương thức chuyển động hay dời chỗ đối tượng trong nội dung ý nghĩa của từ***
Các động từ chỉ hướng “ra, vào, lên xuống, sang, qua, đến, tới, lui, lại, về”, cũng như vậy. Ở đây hướng vận động dời chỗ của đối tượng cũng đã phản ánh rất rõ cách thức nhận thức của người Việt thể hiện ở mối tương quan về kích thước không gian, giữa điểm xuất phát và đích mà chủ thể di động hướng tới****.
- Có thể nhấn mạnh thêm một đặc trưng tư duy khác của người Việt Nam, đó là lối tư duy theo hướng rất phù hợp với thực tế tồn tại khách quan. Điều này được thể hiện rất rõ ở trật tự kết hợp các từ để thành cụm từ và câu. Thí dụ trật tự của cụm C-V và các thành phần câu thường là C (chủ ngữ) trước V (vị ngữ, nhất là vị ngữ động từ) đứng sau rồi mới đến B (bổ ngữ). Trong khi đó động từ của câu tiếng Nhật và tiếng Đức thì lại thường xuyên ở cuối câu, đứng sau cả trạng ngữ và bổ ngữ. Trong cụm tính từ, tính từ của tiếng Việt bao giờ cũng đi sau danh từ để bổ sung ý nghĩa trong mối quan hệ giữa sự vật và tính chất của nó, còn trật từ các từ thành phần của cụm tính từ các tiếng Ấn-Âu lại ngược với tiếng Việt: (Anh: New house ® Ngôi nhà mới), (Nga: Новыий год ® Năm mới).
Một giáo viên dạy dịch cho sinh viên năm thứ hai khoa Anh trường ĐH Hà Nội kể rằng nhiều em đã dịch tổ hợp “tay trắng” trong “ra về tay trắng” của tiếng Việt thành “white hand”. Nghĩa của tổ hợp này trong tiếng Việt là “tình trạng không có chút vốn liếng, của cải gì” (theo “Từ điển tiếng Việt” Hoàng Phê chủ biên, NXB KHXH Hà Nội, 1991). Hãy so sáng tổ hợp này với “trắng tay”, “đêm trắng”, “mất trắng”, “bỏ trắng”, “thức trắng đêm”, “trắng án”, “đồng trắng nước trong”, “trắng khăn tang”… chúng ta sẽ thấy “tay trắng” có những nét nghĩa khác hẳn (vừa có nghĩa cụ thể, vừa có nghĩa trừu tượng). Các ngôn ngữ Châu Âu, tiêu biểu là tiếng Anh, tiếng Pháp cũng dùng bàn tay để chỉ trạng thái đó như at first hand (một cách trực tiếp), at second hand (một cách gián tiếp), nhưng không dùng màu sắc như một biểu tượng một ẩn dụ như tiếng Việt mà dùng trực tiếp từ chỉ trạng thái tình trạng đó như bare (Anh), vide (Pháp) để chỉ trạng thái trống rỗng không: bare hands, vide maines chứ không nói white hand (Anh), blanche main (Pháp) như tiếng Việt. Nếu dịch trở lại các tổ hợp này sang tiếng Việt sẽ là “tay không” có nghĩa là: tay không có cầm nắm hay kèm theo một cái gì khác. Cần chú ý rằng tiếng Anh và tiếng Pháp cũng có sử dụng từ chỉ màu sắc đi kèm từ “tay” nhưng lại để miêu tả tình huống khác như “catch some one in red hand” (nghĩa là: bắt ai trong tay, túm được tay tức là bắt quả tang).
Như vậy ngôn ngữ và tư duy quan hệ gián tiếp với nhau thông qua cách thức chia cắt hiện thực để gọi tên để phản ánh các sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm.
2. Các phương hướng khắc phục
Liệu chúng ta có thể khắc phục được các khó khăn chung như đã trình bày không? Câu trả lời theo chúng tôi không đến nỗi bi quan như một số người cực đoan lầm tưởng: Trong thực tế người ta cũng đã khắc phục được những khó khăn đó để tạo ra những bản dịch xuất sắc, đặc biệt là những tác phẩm văn học. Chúng tôi đề xuất 3 phương hướng khắc phục sau đây:
a. Những khó khăn về mặt ngôn ngữ được giải quyết bằng những kết quả các công trình so sánh, đối chiếu. Người dịch có thể vận dụng những tương đồng và khác biệt – Một trong những mục đích của các công trình đối chiếu song ngữ hoặc đa ngữ để chuyển dịch từ thứ tiếng này sang thứ tiếng khác.
Đối với những trường hợp khác biệt người dịch có thể lấy luôn từ ngữ trong ngôn ngữ gốc có phiên âm chú giải và với thời gian chúng sẽ trở thành từ ngữ của ngôn ngữ dịch. Các trường hợp trong tiếng Việt: bà đầm, bồi, cao bồi, xúc xích, giăm bông, phó mát, bơ, vang, vốt ca, xamôva, Xô viết, mít tinh, mô típ, tuýp, rôbốt… chính là những trường hợp như thế. Đây chính là đóng góp của người dịch trong việc tạo ra những từ ngữ tương đương trong ngôn ngữ dịch.
b. Khó khăn thứ hai đặt ra cho người dịch một nhiệm vụ nặng nề là phải luôn luôn trau dồi cả tiếng mẹ đẻ lẫn tiếng nước ngoài. Người dịch giỏi phải thông thạo nhiều ngoại ngữ. Trước hết là tiếng mẻ đẻ và ngôn ngữ dịch.
c. Người dịch phải luôn luôn trau dồi thêm những kiến thức toàn diện sâu rộng. Ở trường học đã được cung cấp rất nhiều nhưng chưa đủ, anh ta phải học thêm về văn hoá, văn minh của nước mình và của đất nước mà mình biết tiếng.
3. Kết luận
Với quan niệm, dịch là sự chuyển đổi, chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm sự chuyển đổi này phải chính xác tức là phải có tính khoa học trong sự nhận thức nội dung của bản gốc để từ đó có thể tái tạo lại trong bản dịch. Sự chuyển đổi có thể diễn ra bằng nhiều thủ pháp khác nhau tuỳ từng người dịch thể loại của văn bản cần dịch.
Xin được nhấn mạnh 3 tiêu chí của người xưa là tín, đạt, nhã. Thoả mãn được 3 yêu cầu đó, người dịch phải lao động thực sự: vừa nghiêm túc chính xác như một nhà khoa học có nhiều nghị lực, vừa phải bay bổng lãng mạn như một nhà nghệ thuật giàu óc sáng tạo. Lao động của người dịch quả là khó khăn nặng nề. Vì vậy, ở nhiều nước như: Pháp, Đức, Anh.. chỉ những ai đã tốt nghiệp một trường đại học chuyên ngành nào đó và trên cơ sở đã thông thạo ngoại ngữ cần dịch mới được đăng kí trở thành phiên dịch biên dịch.
Tài liệu tham khảo
1. Nida E.A Toward a science of Translating, Lerden Brill, 1964
2. Catford J.C. a Linguistic theory of translation, London, 1965
3. Nhiều tác giả: Dịch một khoa học, một nghệ thuật, NXB KHXH, Hà Nội, 1991
4. Đỗ Hữu Châu – Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. NXB KHXH, Hà Nội, 1991
5. Nguyễn Đức Tồn – Đặc trưng tư duy của các dân tộc so sánh với tiếng Việt, NXB ĐHQG, Hà Nội, 1996.
* Thực ra cái xe đạp đi được là do con người dùng chân đạp. Tuy nhiên, bàn chân không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, cho nên mới nhìn qua thì ta thấy cái xe tự đi. Vì thế mới có cái tên là “tự hành xa” (VNC).
** Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) Nxb KHXH, Hà Nội, 1998.
*** Theo Đỗ Hữu Châu. Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, 1998 tái bản lần thứ 1, tr. 158.
**** Xem Nguyễn Lai: Nhóm từ chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội, 2001.
Glossary of Statistical Terms English - Vietnamese _ French
vacancies supply thông báo tuyển dụng offres d'emploi
vacant housing nhà hiện không có người ở logement vacant
valid có giá trị valable
valuables tài sản quý hiếm objets de valeur
value giá trị valeur
Value Added (VA) giá trị tăng thêm (VA) Valeur Ajoutée (VA)
value added of agriculture giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp valeur ajoutée de l'agriculture
value added of construction giá trị tăng thêm ngành xây dựng valeur ajoutée du bâtiment
value added of fishery giá trị tăng thêm ngành thuỷ sản valeur ajoutée de l'aquaculture
value added of forestry giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp valeur ajoutée de la sylviculture
value added of industry giá trị tăng thêm ngành công nghiệp valeur ajoutée de l'industrie
value added of post and telecommunication giá trị tăng thêm ngành bưu chính, viễn thông valeur ajoutée de la poste et des télécommunications
value added of tourism giá trị tăng thêm ngành du lịch valeur ajoutée du tourisme
value added of transportation and storage giá trị tăng thêm ngành vận tải, kho bãi valeur ajoutée du transport et du dépôt
Value Added Tax (VAT) thuế giá trị gia tăng (VAT) Taxe sur la Valeur Ajoutée (TVA)
value of exported goods giá trị xuất khẩu hàng hoá valeur des biens exportés
value of exported services giá trị xuất khẩu dịch vụ valeur des services exportés
value of fixed asset giá trị tài sản cố định valeur d'actif fixe
value of fixed asset in industrial production giá trị tài sản cố định dùng trong sản xuất công nghiệp valeur du capital fixe utilisé dans la production industrielle
value of imported goods giá trị nhập khẩu hàng hoá valeur des biens importés
value of imported services giá trị nhập khẩu dịch vụ valeur des services importés
value of new fixed asset due to completed construction project given to use giá trị tài sản cố định mới tăng do công trình xây dựng hoàn thành bàn giao valeur d'actif fixe accrue par les travaux de bâtiments achevés et mis en utilisation
value of products per one agriculture hectare giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp valeur des produits récoltés par hectare d'agriculture
value of products per one aquaticulture hectare giá trị sản phẩm thu được trên 1ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản valeur des produits récoltés par hectare d'aqua-culture
value of transaction by e-commerce, value transaction of e-commerce giá trị giao dịch bằng thương mại điện tử valeur de transaction par commerce électronique
variable biến số, lượng biến variable
variable capital vốn thay đổi capital variable
variable component of index lượng biến của chỉ số variable composante d'un indice
variable structure index chỉ số cấu thành khả biến indice à structure variable
variable transformation phép biến đổi biến transformation de variables
variables inspection kiểm tra các biến contrôle sur variables
variance phương sai variance
variance function hàm phương sai fonction de variance
variance ratio test kiểm định tỷ lệ phương sai test du rapport des variances
variance stabilising transformation phép biến đổi ổn định phương sai transformation stabilisant la variance
variate biến đổi variable aléatoire
variation coefficient, deviation coefficient hệ số biến thiên coefficient de variation
variation flow analysis phân tích dòng biến động analyse de variation de flux
variation interval khoảng biến thiên intervalle de variation
vector véc tơ vecteur
vibration level in industrial zones, population-intensive area độ rung tại khu công nghiệp, khu tập trung dân cư niveau de vibration dans les zones industrielles, quartiers peuplés
Vietnam ethnic list danh mục dân tộc Việt Nam nomenclature ethnique du Vietnam
Vietnam export and import classification danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam nomenclature des exportations et importations du Vietnam
Vietnam Standard Industrial Classification (VSIC) hệ thống ngành kinh tế Việt Nam classification Vietnam type par industries
Vietnam stock exchange index chỉ số VN-index, chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam indice de la bourse du Vietnam
visitor, tourist khách du lịch touriste
vocational training đào tạo nghề nghiệp formation professionnelle
vocational training branch chuyên ngành đào tạo branche de formation professionnelle
volume khối lượng, dung tích volume
volume indicator chỉ tiêu khối lượng indicateur en volume
volume of freight khối lượng hàng hoá vận chuyển volume de marchandises transportés
volume of freight and passengers carried khối lượng vận chuyển volume de biens et de passagers transportés
volume of freight traffic khối lượng hàng hoá luân chuyển volume de marchandises en circulation
volume of goods through port khối lượng hàng hoá thông qua cảng volume de marchandise passée par le port
volume of passengers and freight traffic khối lượng luân chuyển volume du trafic de transport de biens et de passagers
volume of passengers traffic khối lượng hành khách luân chuyển volume de passagers en circulation
vacant housing nhà hiện không có người ở logement vacant
valid có giá trị valable
valuables tài sản quý hiếm objets de valeur
value giá trị valeur
Value Added (VA) giá trị tăng thêm (VA) Valeur Ajoutée (VA)
value added of agriculture giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp valeur ajoutée de l'agriculture
value added of construction giá trị tăng thêm ngành xây dựng valeur ajoutée du bâtiment
value added of fishery giá trị tăng thêm ngành thuỷ sản valeur ajoutée de l'aquaculture
value added of forestry giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp valeur ajoutée de la sylviculture
value added of industry giá trị tăng thêm ngành công nghiệp valeur ajoutée de l'industrie
value added of post and telecommunication giá trị tăng thêm ngành bưu chính, viễn thông valeur ajoutée de la poste et des télécommunications
value added of tourism giá trị tăng thêm ngành du lịch valeur ajoutée du tourisme
value added of transportation and storage giá trị tăng thêm ngành vận tải, kho bãi valeur ajoutée du transport et du dépôt
Value Added Tax (VAT) thuế giá trị gia tăng (VAT) Taxe sur la Valeur Ajoutée (TVA)
value of exported goods giá trị xuất khẩu hàng hoá valeur des biens exportés
value of exported services giá trị xuất khẩu dịch vụ valeur des services exportés
value of fixed asset giá trị tài sản cố định valeur d'actif fixe
value of fixed asset in industrial production giá trị tài sản cố định dùng trong sản xuất công nghiệp valeur du capital fixe utilisé dans la production industrielle
value of imported goods giá trị nhập khẩu hàng hoá valeur des biens importés
value of imported services giá trị nhập khẩu dịch vụ valeur des services importés
value of new fixed asset due to completed construction project given to use giá trị tài sản cố định mới tăng do công trình xây dựng hoàn thành bàn giao valeur d'actif fixe accrue par les travaux de bâtiments achevés et mis en utilisation
value of products per one agriculture hectare giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp valeur des produits récoltés par hectare d'agriculture
value of products per one aquaticulture hectare giá trị sản phẩm thu được trên 1ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản valeur des produits récoltés par hectare d'aqua-culture
value of transaction by e-commerce, value transaction of e-commerce giá trị giao dịch bằng thương mại điện tử valeur de transaction par commerce électronique
variable biến số, lượng biến variable
variable capital vốn thay đổi capital variable
variable component of index lượng biến của chỉ số variable composante d'un indice
variable structure index chỉ số cấu thành khả biến indice à structure variable
variable transformation phép biến đổi biến transformation de variables
variables inspection kiểm tra các biến contrôle sur variables
variance phương sai variance
variance function hàm phương sai fonction de variance
variance ratio test kiểm định tỷ lệ phương sai test du rapport des variances
variance stabilising transformation phép biến đổi ổn định phương sai transformation stabilisant la variance
variate biến đổi variable aléatoire
variation coefficient, deviation coefficient hệ số biến thiên coefficient de variation
variation flow analysis phân tích dòng biến động analyse de variation de flux
variation interval khoảng biến thiên intervalle de variation
vector véc tơ vecteur
vibration level in industrial zones, population-intensive area độ rung tại khu công nghiệp, khu tập trung dân cư niveau de vibration dans les zones industrielles, quartiers peuplés
Vietnam ethnic list danh mục dân tộc Việt Nam nomenclature ethnique du Vietnam
Vietnam export and import classification danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam nomenclature des exportations et importations du Vietnam
Vietnam Standard Industrial Classification (VSIC) hệ thống ngành kinh tế Việt Nam classification Vietnam type par industries
Vietnam stock exchange index chỉ số VN-index, chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam indice de la bourse du Vietnam
visitor, tourist khách du lịch touriste
vocational training đào tạo nghề nghiệp formation professionnelle
vocational training branch chuyên ngành đào tạo branche de formation professionnelle
volume khối lượng, dung tích volume
volume indicator chỉ tiêu khối lượng indicateur en volume
volume of freight khối lượng hàng hoá vận chuyển volume de marchandises transportés
volume of freight and passengers carried khối lượng vận chuyển volume de biens et de passagers transportés
volume of freight traffic khối lượng hàng hoá luân chuyển volume de marchandises en circulation
volume of goods through port khối lượng hàng hoá thông qua cảng volume de marchandise passée par le port
volume of passengers and freight traffic khối lượng luân chuyển volume du trafic de transport de biens et de passagers
volume of passengers traffic khối lượng hành khách luân chuyển volume de passagers en circulation
Brand Glossary (C-D-E-F) CRM
Co-branding – Hợp tác thương hiệu:
Việc kết hợp hai hay nhiều tên thương hiệu cùng lúc để hỗ trợ trong việc giới thiệu và tung ra một sản phẩm, một dịch vụ hay một liên doanh mới.
Consumer Product - Sản phẩm tiêu dùng: Được định nghĩa là các sản phẩm hay dịch vụ với mục đích tiêu dùng, sử dụng của các cá nhân hay để đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong hộ gia đình.
Core Competencies - Khả năng cạnh tranh cốt lõi: Là khái niệm liên quan đến những kỹ năng và khả năng của một công ty trong các lĩnh vực, mà qua đó góp phần tạo nên khả năng cạnh tranh tốt nhất cho công ty trước những đối thủ khác.
Corporate Identity – Chân dung/bản sắc của tổ chức: Tại một mức nào đó thì chân dung của một tổ chức thường được liên tưởng đến các đặc tính hình tượng của một công ty như logo hay bút ký … nhưng cũng lại thường được dùng để liên tưởng đến cách thể hiện của một công ty đến các nhóm lợi ích của mình hoặc còn được xem là một phương tiện nhằm tạo ra sự khác biệt giữa nó với các công ty còn lại trong nhận thức của khách hàng.
Counterfeiting - Hàng giả, hàng nhái: Khi một tổ chức hay một cá nhân bất kỳ nào đó sản xuất ra một sản phẩm trông giống như một sản phẩm đã có thương hiệu trước đó, được đóng gói và trình bày với một phương thức nhằm đánh lừa khách hàng.
Country of Origin - Quốc gia xuất sứ của sản phẩm: Là quốc gia mà sản phẩm được sản xuất ở đó. Thái độ và mức độ ủng hộ của khách hàng đối với một sản phẩm nào đó thường bị tác động mạnh mẽ bởi chính các yếu tố như địa điểm mà hàng hóa được thiết kế và sản xuất ra.
Customer Characteristics - Đặc điểm khách hàng: Bao gồm tất cả các đặc điểm có tính chất cá biệt, đặc trưng, dễ phân biệt và nổi trội, và những đặc tính khác đươc sử dụng trong việc phân khúc thị trường để phân biệt giữa các nhóm khác hàng với nhau.
Customer Relationship Management (CRM) - Quản lí các mối quan hệ khách hàng: Là việc theo dõi kỹ các hành vi của khách hàng để phát triển các quá trình xây dựng mối quan hệ và các chương trình tiếp thị nhằm gắn bó khách hàng với thương hiệu của một công ty. Quản lí khách hàng còn quan tâm đến việc phát triển các phần mềm hay các hệ thống nhằm đưa ra các mối liên hệ có tính chất cá nhân và các dịch vụ chỉ dành riêng cho từng khách hàng.
Customer Service- Dịch vụ khách hàng: Là cách thức mà một thương hiệu đáp ứng nhu cầu các khách hàng của mình qua nhiều kênh khác nhau chẳng hạn như qua điện thoại, hay dịch vụ Internet trong trường hợp của những dịch vụ ngân hàng từ xa, hoặc như việc sử dụng các nhân viên trong trường hợp của ngành bán lẻ và giải trí nhằm thỏa mãn khách hàng của mình.
Demographics - Nhân khẩu học: Việc mô tả những đặc điểm bên ngoài của một nhóm người như tuổi tác, giới tính, quốc tịch, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc thu nhập. Dựa trên những mô tả trên, người ta thường đưa ra các quyết định trong việc phân khúc thị trường dựa trên các dữ liệu về nhân khẩu học.
Differential Product Advantage - Lợi thế khác biệt sản phẩm: Đó là một sản phẩm sở hữu một đặc tính có giá trị cao đối với khách hàng mà những sản phẩm cùng loại khác không có.
Differentiation - Dị biệt hóa: Là việc công ty tạo ra và chứng minh được những đặc điểm độc nhất trong một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của mình so với những sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu khác.
Differentiator - Điểm tạo sự khác biệt: Đó chính là bất kỳ một đặc điểm vô hình hay hữu hình nào có thể được sử dụng để phân biệt được một sản phẩm hay một công ty với những sản phẩm hay các công ty khác.
Diversion - Sự lệch thương: Việc này xảy ra khi một sản phẩm chính thống được bán đến một người mua trong một thị trường hay một kênh phân phối, rồi sau đó sản phẩm này lại được đem bán đến một thị trường hay kênh phân phối khác để lợi dụng sự tình huống chênh lệch về giá mà không có sự đồng thuận của các người giữ thẩm quyền như chủ thương hiệu. Bên cạnh đó định nghĩa này còn được áp dụng đến song thương, “thị trường xám và các hoạt động diễn ra trong thị trường xám”.
Endorsed brand- Thương hiệu bảo chứng (Xem phần Brand Architecture): Thông thường thì tên thương hiệu của một sản phẩm hay một dịch vụ được hỗ trợ bởi một thương hiệu mẹ khác, có thể tạo ra sự nổi trội như trong trường hợp của thương hiệu Tesco Metro hay chỉ tạo ra ảnh hưởng tương đối nhỏ như trong thương hiệu của sản phẩm Nestle Kit-Kat.
FMCG (Fast moving consumer goods) - Hàng hóa tiêu dùng nhanh: Một thuật ngữ dùng để mô tả những sản phẩm hàng tiêu dùng có sự đa dạng và được mua sắm thường xuyên như: thực phẩm, các sản phẩm tẩy rửa hay các vật dụng dùng trong nhà tắm.
Focus Group - Nhóm tập trung: Một phương pháp nghiên cứu định tính trong đó một nhóm khoảng tám người được mời đến một địa điểm để thảo luận các chủ đề được cho sẵn, ví dụ như một chủ đề về các công cụ thiết bị cầm tay đầy tính năng. Sử dụng phương pháp nhóm tập trung này là sẽ giúp cho cuộc thảo luận trở nên sống động hơn và có phạm vi bao phủ rộng hơn. Những nhóm định tính sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu có thể xem xét tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực quan tâm (ví dụ như về bản chất của sự cam kết của một thương hiệu). Và kết quả của phương pháp nghiên cứu trên cho ra những kết cấu mới phong phú hơn của một cơ sở dữ liệu, và qua đó có thể vẽ nên được một xu hướng hay những quan sát tổng quát hơn. Đôi khi người ta còn gọi phương pháp này là thảo luận nhóm.
Freestanding Brand - Thương hiệu độc lập (Xem phần Brand Architecture): Tên một thương hiệu và các đặc tính của nó được sử dụng cho duy nhất một sản phẩm hay dịch vụ riêng lẻ trong danh mục các sản phẩm mà không hề có liên quan gì đến tên thương hiệu cũng như các đặc tính của các sản phẩm khác.
Functionality - Chức năng sản phẩm: Là những gì mà một sản phẩm có thể đem lại những tiện ích và công dụng cho người sử dụng và những gì mà khách hàng có thể thao tác với sản phẩm đó.
Việc kết hợp hai hay nhiều tên thương hiệu cùng lúc để hỗ trợ trong việc giới thiệu và tung ra một sản phẩm, một dịch vụ hay một liên doanh mới.
Consumer Product - Sản phẩm tiêu dùng: Được định nghĩa là các sản phẩm hay dịch vụ với mục đích tiêu dùng, sử dụng của các cá nhân hay để đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong hộ gia đình.
Core Competencies - Khả năng cạnh tranh cốt lõi: Là khái niệm liên quan đến những kỹ năng và khả năng của một công ty trong các lĩnh vực, mà qua đó góp phần tạo nên khả năng cạnh tranh tốt nhất cho công ty trước những đối thủ khác.
Corporate Identity – Chân dung/bản sắc của tổ chức: Tại một mức nào đó thì chân dung của một tổ chức thường được liên tưởng đến các đặc tính hình tượng của một công ty như logo hay bút ký … nhưng cũng lại thường được dùng để liên tưởng đến cách thể hiện của một công ty đến các nhóm lợi ích của mình hoặc còn được xem là một phương tiện nhằm tạo ra sự khác biệt giữa nó với các công ty còn lại trong nhận thức của khách hàng.
Counterfeiting - Hàng giả, hàng nhái: Khi một tổ chức hay một cá nhân bất kỳ nào đó sản xuất ra một sản phẩm trông giống như một sản phẩm đã có thương hiệu trước đó, được đóng gói và trình bày với một phương thức nhằm đánh lừa khách hàng.
Country of Origin - Quốc gia xuất sứ của sản phẩm: Là quốc gia mà sản phẩm được sản xuất ở đó. Thái độ và mức độ ủng hộ của khách hàng đối với một sản phẩm nào đó thường bị tác động mạnh mẽ bởi chính các yếu tố như địa điểm mà hàng hóa được thiết kế và sản xuất ra.
Customer Characteristics - Đặc điểm khách hàng: Bao gồm tất cả các đặc điểm có tính chất cá biệt, đặc trưng, dễ phân biệt và nổi trội, và những đặc tính khác đươc sử dụng trong việc phân khúc thị trường để phân biệt giữa các nhóm khác hàng với nhau.
Customer Relationship Management (CRM) - Quản lí các mối quan hệ khách hàng: Là việc theo dõi kỹ các hành vi của khách hàng để phát triển các quá trình xây dựng mối quan hệ và các chương trình tiếp thị nhằm gắn bó khách hàng với thương hiệu của một công ty. Quản lí khách hàng còn quan tâm đến việc phát triển các phần mềm hay các hệ thống nhằm đưa ra các mối liên hệ có tính chất cá nhân và các dịch vụ chỉ dành riêng cho từng khách hàng.
Customer Service- Dịch vụ khách hàng: Là cách thức mà một thương hiệu đáp ứng nhu cầu các khách hàng của mình qua nhiều kênh khác nhau chẳng hạn như qua điện thoại, hay dịch vụ Internet trong trường hợp của những dịch vụ ngân hàng từ xa, hoặc như việc sử dụng các nhân viên trong trường hợp của ngành bán lẻ và giải trí nhằm thỏa mãn khách hàng của mình.
Demographics - Nhân khẩu học: Việc mô tả những đặc điểm bên ngoài của một nhóm người như tuổi tác, giới tính, quốc tịch, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc thu nhập. Dựa trên những mô tả trên, người ta thường đưa ra các quyết định trong việc phân khúc thị trường dựa trên các dữ liệu về nhân khẩu học.
Differential Product Advantage - Lợi thế khác biệt sản phẩm: Đó là một sản phẩm sở hữu một đặc tính có giá trị cao đối với khách hàng mà những sản phẩm cùng loại khác không có.
Differentiation - Dị biệt hóa: Là việc công ty tạo ra và chứng minh được những đặc điểm độc nhất trong một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của mình so với những sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu khác.
Differentiator - Điểm tạo sự khác biệt: Đó chính là bất kỳ một đặc điểm vô hình hay hữu hình nào có thể được sử dụng để phân biệt được một sản phẩm hay một công ty với những sản phẩm hay các công ty khác.
Diversion - Sự lệch thương: Việc này xảy ra khi một sản phẩm chính thống được bán đến một người mua trong một thị trường hay một kênh phân phối, rồi sau đó sản phẩm này lại được đem bán đến một thị trường hay kênh phân phối khác để lợi dụng sự tình huống chênh lệch về giá mà không có sự đồng thuận của các người giữ thẩm quyền như chủ thương hiệu. Bên cạnh đó định nghĩa này còn được áp dụng đến song thương, “thị trường xám và các hoạt động diễn ra trong thị trường xám”.
Endorsed brand- Thương hiệu bảo chứng (Xem phần Brand Architecture): Thông thường thì tên thương hiệu của một sản phẩm hay một dịch vụ được hỗ trợ bởi một thương hiệu mẹ khác, có thể tạo ra sự nổi trội như trong trường hợp của thương hiệu Tesco Metro hay chỉ tạo ra ảnh hưởng tương đối nhỏ như trong thương hiệu của sản phẩm Nestle Kit-Kat.
FMCG (Fast moving consumer goods) - Hàng hóa tiêu dùng nhanh: Một thuật ngữ dùng để mô tả những sản phẩm hàng tiêu dùng có sự đa dạng và được mua sắm thường xuyên như: thực phẩm, các sản phẩm tẩy rửa hay các vật dụng dùng trong nhà tắm.
Focus Group - Nhóm tập trung: Một phương pháp nghiên cứu định tính trong đó một nhóm khoảng tám người được mời đến một địa điểm để thảo luận các chủ đề được cho sẵn, ví dụ như một chủ đề về các công cụ thiết bị cầm tay đầy tính năng. Sử dụng phương pháp nhóm tập trung này là sẽ giúp cho cuộc thảo luận trở nên sống động hơn và có phạm vi bao phủ rộng hơn. Những nhóm định tính sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu có thể xem xét tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực quan tâm (ví dụ như về bản chất của sự cam kết của một thương hiệu). Và kết quả của phương pháp nghiên cứu trên cho ra những kết cấu mới phong phú hơn của một cơ sở dữ liệu, và qua đó có thể vẽ nên được một xu hướng hay những quan sát tổng quát hơn. Đôi khi người ta còn gọi phương pháp này là thảo luận nhóm.
Freestanding Brand - Thương hiệu độc lập (Xem phần Brand Architecture): Tên một thương hiệu và các đặc tính của nó được sử dụng cho duy nhất một sản phẩm hay dịch vụ riêng lẻ trong danh mục các sản phẩm mà không hề có liên quan gì đến tên thương hiệu cũng như các đặc tính của các sản phẩm khác.
Functionality - Chức năng sản phẩm: Là những gì mà một sản phẩm có thể đem lại những tiện ích và công dụng cho người sử dụng và những gì mà khách hàng có thể thao tác với sản phẩm đó.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)